Du lịch Thái Lan tháng 11 tham gia lễ hội đèn trời Yee Peng

Lễ hội đèn trời Thái Lan có nguồn gốc ra sao? Diễn ra vào thời điểm nào? Đi đâu để tận hưởng một mùa lễ hội trọn vẹn nhất? Câu trả lời sẽ được bật mí trong bài viết này. Kéo chuột xuống và dành ra 2 phút để tìm hiểu thôi!

1581

Một phần không thể thiếu khi nhắc đến đất nước này là các lễ hội. Lễ hội đèn trời diễn ra vào các tháng cuối năm thu hút rất nhiều du khách đến Thái Lan. Vậy bạn đã biết những gì về nó? Trong bài viết này, Air Asia giá rẻ sẽ cung cấp cho bạn tất tần tật những thông tin liên quan đến lễ hội này.

Lễ hội Yi Peng (Yee Peng) có nguồn gốc từ đâu?

Lễ hội đèn trời Yi Peng ban đầu là một hoạt động văn hóa của những người Lanna. Trong thời gian tổ chức lễ hội, người Lanna thả đèn trời để bày tỏ lòng thành kính đối với Đức Phật.

Ngày nay, có nhiều quan niệm, ý nghĩa liên quan đến lễ hội đèn trời. Nhiều người Thái Lan cho rằng thả đèn là cách để đưa những ước nguyện của mình lên trời cao. Cũng có người cho rằng, thả đèn sẽ mang những vận rủi và điều không may mắn đi. Vì vậy mà việc đèn trời bị cháy được cho là điểm xấu.

Lễ hội đèn trời được tổ chức hàng năm tại Chiang Mai với quy mô rất lớn. Sở dĩ diễn ra tại thành phố này là bởi đây là cái nôi của văn hóa Lanna. Hiện thành phố số lượng người Lanna sinh sống khá đông đảo.

Lễ hội đèn trời Chiang Mai diễn ra vào ngày nào?

Lễ hội đèn trời được diễn ra vào ngày rằm tháng 12 theo âm lịch Thái Lan. Theo đó, năm nay (2019), lễ hội đèn trời sẽ được tổ chức vào ngày 13/11 dương lịch. Thời gian diễn ra lễ hội là 3 ngày nên du khách có thể đến từ ngày 11 để chuẩn bị trước.

Những địa điểm tổ chức lễ hội đèn trời tại Chiang Mai

Đại học Mae Jo

Đại học Mae Jo là khuôn viên tổ chức lễ hội đèn trời lớn nhất thành phố Chiang Mai. Thông thường, du khách sẽ phải trả khoảng 5.500 – 12.000 bath để vào tham giá thả đèn lồng. Tại trường đại học này, bạn có thể tự tay thả đèn trời và chiên ngưỡng khoảng 4.000 chiếc đèn trời bay lên không trung cùng một lúc.

Doi Saket

Điểm tổ chức lễ hội đèn trời lớn thứ 2 tại Chiang Mai là Doi Saket. Du khách cần trả 3.100 – 4.900 bath để có thể đi vào và tham gia thả đèn trời. Tuy nhỏ hơn đại học Mae Jo nhưng bạn cũng có thể chứng kiến màn “trình diễn ánh sáng” của 3.000 chiếc đèn trời cùng lúc.

Cầu Nawarat

Điểm thả đèn trời không mất phí duy nhất ở Chiang Mai là cầu Nawarat. Bạn chỉ cần bỏ tiền mua đèn lồng (khoảng 40 bath/chiếc), ghi ước nguyện và thả đèn là được. Tuy nhiên, do không mất phí nên bạn sẽ phải đến từ sớm. Nếu đu muộn, rất có thể gặp trường hợp không có chỗ đứng hoặc hết đèn.

Lễ hội đèn trời Yee Peng và lễ hội Loy Krathong có phải là một không?

Tuy cùng tổ chức vào đêm trăng rằm tháng 12 nhưng Yee Peng và Loy Krathong không phải là một. Yee Peng là lễ hội đèn trời, gắn liền với văn hóa của người Lanna, chỉ tổ chức tại Chiang Mai.

Loy Krathong là lễ hội hoa đăng, mang ý nghĩa tưởng nhớ thần nước. Lễ hội này được tổ chức khắp nơi trên đất nước Thái Lan, trong đó náo nhiệt nhất ở Bangkok. Loy Krathong được tổ chức tại các hồ hoặc sông. Những nơi không có sông hồ, người dân có khi còn tổ chức tại các… hồ bơi.

Bạn đã có kế hoạch du lịch tháng 11 chưa? Vi vu Thái Lan tham gia lễ hội đèn trời thì còn gì bằng? Đặt vé máy bay đi Thái Lan Air Asia ngay từ bây giờ để có giá tốt.

5/5 - (1 bình chọn)