Chuyện chưa kể về bánh Trung Thu của các nước châu Á

Bánh Trung Thu của các nước châu Á khác nhau như thế nào? Vì sao? ý nghĩa đằng sau sự khác biệt đó là gì? Hãy tìm hiểu tất tần tật các thông tin về bánh Trung Thu của các nước châu Á ngay trong bài viết này.

1344
Chuyện chưa kể về bánh Trung Thu của các nước châu Á
Chuyện chưa kể về bánh Trung Thu của các nước châu Á

Tết Trung Thu có ở những nước nào? Bánh Trung Thu của các nước châu Á có gì giống và khác nhau? Tìm hiểu về bánh Trung Thu của các nước, hình dạng và ý nghĩa của nó ngay trong bài viết này.

Tết Trung Thu có ở những nước nào?

Tết Trung Thu là một lễ hội truyền thống có ở hầu hết các nước châu Á. Lễ hội này diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch hàng năm, khi mặt trăng to, tròn và sáng nhất. Ở mỗi quốc gia, ngày Tết Trung Thu thường có những ý nghĩa khác nhau.

Tết Trung Thu có ở những nước nào?
Tết Trung Thu có ở những nước nào?

Trung Thu được cho là bắt nguồn từ Trung Quốc và sau đó lan sang các nước khác. Trong ngày này, người dân các nước châu Á thường ăn bánh truyền thống và thưởng trăng.

Bánh Trung Thu ở mỗi nước có những đặc điểm khác nhau gắn với những quan niệm khác nhau. Tìm hiểu về bánh trung thu của các nước châu Á, bạn sẽ hiểu được tư duy và quan niệm sống của từng dân tộc.

Bánh Trung Thu của các nước châu Á

Ý nghĩa của ánh Trung Thu ở Hàn Quốc

Bánh Trung Thu Hàn Quốc được làm từ bột gạo, đường, lá thông, đậu xanh và được nặn theo hình trăng khuyết. Người dân xứ sở Kim Chi cho rằng trăng có khi tròn khi khuyết, cũng như cuộc đời con người. Trăng khuyết biểu thị quan điểm con người luôn phải nỗ lực hoàn thiện mình để trở nên hoàn mỹ.

Ý nghĩa của ánh Trung Thu ở Hàn Quốc
Ý nghĩa của ánh Trung Thu ở Hàn Quốc

Bánh Trung Thu truyền thống của Hàn Quốc có phàn vỏ màu trắng. Tuy vậy, ngày nay bánh Trung Thu đã được biến tấu với nhiều màu hơn. Bạn có thể thấy cả những chiếc bánh Trung Thu màu hồng, vàng, nâu, xanh,…

Đặc điểm của bánh Trung Thu ở Nhật Bản

Khác với Hàn Quốc, bánh Trung Thu Nhật Bản có hình tròn tượng trưng cho mặt trăng. Loại bánh này có tên tiếng Nhật là Tsukimi dango. Nguyên liệu chính để làm bánh là bột Shiratamako và Joushinko.

Đặc điểm của bánh Trung Thu ở Nhật Bản
Đặc điểm của bánh Trung Thu ở Nhật Bản

Bánh Trung Thu Nhật Bản có vài nét tương tự bánh Mochi. Điềm khác biệt duy nhất là phần vỏ bánh được nướng cho giòn. Trước khi ăn, người Nhật sẽ rưới lên bánh chút đường rồi mới thưởng thức.

Bánh Trung Thu của Trung Quốc

Trung Thu xuất hiện ở Trung Quốc từ thời Đường Huyền Tông với ý nghĩa như một ngày đoàn tụ gia đình. Trong ngày này, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau và thưởng thức bánh Trung Thu.

Bánh Trung Thu của Trung Quốc
Bánh Trung Thu của Trung Quốc

Bánh Trung Thu của người Trung Quốc khá giống bánh nướng của người Việt. Phần vỏ mỏng, nhân trứng muối hoặc đậu xanh. Bánh có hình tròn biểu thị cho sự tròn đầy, viên mãn.

Bánh Trung Thu của người Philippines

Những người gốc Hoa sinh sống ở Philippines vẫn giữ truyền thống ăn tết Trung Thu. Bánh Trung Thu của người Philippines có hình tròn, bao gồm nhiều loại nhân khác nhau như khoai lang tím, đậu xanh, thịt lợn,…

Bánh Trung Thu của người Philippines
Bánh Trung Thu của người Philippines

Những chiếc bánh nướng với phần nhân đa dạng này là món không thể thiếu trong đêm Trung Thu. Bánh có hình tròn biểu tượng cho sự may mắn, đầu đủ.

Bánh Trung Thu ở Việt Nam

Bánh Trung Thu ở Việt Nam được chia làm 2 loại là bánh nướng và bánh dẻo. Bánh nướng giống như bánh Trung Thu của Trung Quốc, bánh dẻo được làm từ bột nếp, nhân đậu xanh. Hình dạng bánh vuông hoặc tròn, là món nhất định phải có trong rằm tháng 8. Bên cạnh loại bánh này, người Việt thường bày thêm bưởi đào để thắp hương.

Bánh Trung thu ở Singapore

Tết Trung Thu ở Singapore cũng được tổ chức khá rầm rộ. Và hiển nhiên, bánh Trung Thu là một phần không thể thiếu trong ngày này. Bánh Trung Thu Singapore còn được gọi với một cái tên khác là bánh dẻo Sầu Riêng. Lý do rất đơn giản, bạn chỉ cần ăn bánh là sẽ cảm nhận ngay được hương vị của loại quả này.

Bánh Trung thu ở Singapore
Bánh Trung thu ở Singapore

Bánh Trung Thu Đài Loan có phần vỏ dẻo nhưng khá mỏng, cần bảo quản lạnh sau khi làm xong. Nếu bạn là một tín đồ Sầu Riêng thì đừng quên thưởng thức món bánh này khi vi vu Singapore nhé!

Vi vu Thái Lan thưởng thức bánh Trung Thu

Trung Thu ở Thái Lan mang ý nghĩa “cầu Trăng”. Trong ngày này, mọi người sẽ chuẩn bị đào và bánh Trung Thu dâng lên Bát Tiên và Quan Thế Âm Bồ Tát. Người Thái Lan cho rằng, vào dịp Trung Thu, Bát Tiên sẽ mang đào lên cung Trăng chúc thọ. Chính vì thế mà bánh Trung Thu của người Thái Lan có hình quả đào.

Bánh Trung Thu của người Thái Lan gồm 2 loại là bánh nướng và bánh dẻo. Bánh nướng thường có nhân trứng muối và bánh dẻo nhân sầu riêng. Ngoài hình quả đảo, bánh Trung Thu Thái Lan còn có hình tròn biểu thị cho sự viên mãn.

Nếu muốn mếm thử món bánh này, hãy Đặt vé máy bay đi Thái Lan ngay để kịp đón Trung Thu trên đất nước chùa Vàng.

Rate this post